Tự vệ như thế nào khi bị đánh bằng đoản côn?
Hiện nay có nhiều người mua các loại côn nhị khúc ghép gậy có thể lắp thành đoản côn để tự vệ. Nhưng nếu như bạn bị tấn công bằng loại dụng cụ này thì nên làm như thế nào? Dưới đây là một số các có thể tự vệ khi đánh bằng đoản côn mà bạn có thể áp dụng khi tự vệ
Những cách này áp dụng trong các tình huống bạn có thể chống lại đối thủ. Nếu không đủ khả năng, nên bỏ chạy vì những tình huống chống vũ khí trong thực tế sẽ rất nguy hiểm.
Đoản côn là gì?
Thông thường người ta chỉ biết đến “côn” như một cái tên khác của côn nhị khúc mà ít ai biết rằng “côn” trong Hán-Việt nghĩa là roi hoặc gậy. Có hai loại là loại ngắn và loại dài. Loại ngắn được gọi là đoản côn và dài được gọi là trường côn. Đoản côn thường có kích thước trung bình từ 50cm-1m và thích hợp làm vũ khí tự vệ.
Loại roi này được sử dụng đánh cả hai đầu rất đắc dụng trên chiến trường nên được gọi là roi chiến. Ngoài việc được sử dụng để chiến đấu ở chiến trường, đoản côn còn được dùng để tập trận ở trường tập. Hiện nay, đoản côn hầ hết được làm từ inox đặc nên lực sát thương của nó khá lớn.
Một số cách tự vệ khi bị tấn công bằng đoản côn
Do lực sát thương là khá lớn nên nếu bị đoản côn tấn công vào các phần đầu, bụng,… sẽ khá nguy hiểm. Dưới đây là một số cách tự vệ chống lại đoản côn hiệu quả bạn có thể áp dụng.
Chống lại đoản côn bằng cách vụt trên đầu (Bổ thượng)
Đây cũng là một trong những cách để tự vệ chống côn hiệu quả. Khi tấn công vào phần đầu của đối thủ, theo phản xạ tự nhiên, đối thủ sẽ buông côn để giữ phần đầu. Sau đó bạn có thể thoát khỏi thế tấn công nguy hiểm.
Hướng dẫn thực hiện động tác: Chân trái bước qua bên trái, trái tay phải gạt bắt để gạt côn hoặc làm lạc hướng thế vụt côn của đối thủ. Chân phải đá vào sườn, chỏ phải đánh vào gáy để tạo đau đớn cho đối thủ khiến đối thủ phải buông côn ra.
Chống lại đoản côn bằng cách đánh vào thái dương, hõm vai
Vùng thái dương hay hõm vai có phần xương quai xanh. Nếu bị đánh vào những phần này thì sẽ gây đau và bạn sẽ có cơ hội chạy thoát hay phản công. Chú ý khi đánh vào phần thái dương cần kiểm soát lực tốt tránh gây nguy hiểm đáng tiếc. Nên nhớ là bạn chỉ đang tự vẹ khỏi nguy hiểm chứ không phải là một trận thượng đài sống còn.
Cách thực hiện:
Cách 1: Chân trái bước qua trái, tay phải gạt bắt tay, chân phải đá dóng vào sườn và triệt kheo chân, tay trái vớt tóc tay phải chặt vào hầu.
Cách 2: Chân trái bước đệm một bước nhỏ qua phải, chân phải bước vào giữa hai chân của đối phương tay phải đánh vào hầu và kết hợp cùng lúc vuốt theo chiều côn vụt, gối phải đánh vào sườn bẻ tay tước côn.
Chống lại đoản côn bằng côn nhị khúc
Nếu bạn đang có một chiếc côn nhị khúc khi bị tấn công thì đây quả là một dụng cụ phòng thân tuyệt vời. Những loại côn nhị khúc có thể khắc chế được đoản côn rất tốt. Nếu dây xích côn chính là điểm yếu của côn nhị khúc khi tấn công nhưng trong phòng vệ và chống lại đoản côn nó lại có tác dụng rất tốt.
Cách thực hiện: Hai tay cầm hai đầu côn nhị khúc, khi đoản côn vụt đến, anh em dùng dây xích của côn nhị khúc khóa đoản côn lại. Ngăn thế tấn công của đối thủ và giảm lực ngay lập tức của đòn tấn công đánh tới.
Trên đây là một số cách mà Võ Thuật Tây Sơn muốn chia sẻ. Chúc các bạn thành công trong những tình huống tự vệ như trên. Bạn thích côn nhị khúc hay đoản côn?