5 lưu ý về kỹ thuật boxing để có một cú đấm hoàn hảo
Làm thế nào để tạo ra được một cú đấm mạnh, cú đấm đó có thể knock-out đối thủ của mình. Đó cũng là câu hỏi khiến nhiều võ sĩ, vận động viên đang tìm hiểu. Sau đây Võ Thuật Tây Sơn sẽ đưa ra một vài những yếu tố để bạn có một cú đấm mạnh nhé. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng mình đã tổng hợp có 5 kỹ thuật boxing cơ bản như sau.
- 4 Đòn đấm cơ bản trong boxing là gì?
- 5 Sai lầm mà người mới thường mắc phải khi tập luyện Quyền Anh
- Các nguyên tắc cơ bản khi tập boxing mà võ sĩ không được quên
Tốc độ không phải là sức mạnh, sức mạnh là gia tốc
Sức mạnh của cú đấm không chỉ là một lực đấm ra xong là xong mà nó bao gồm cả sức mạnh của cơ thể tạo ra cú đấm đó. Để cú đấm hiệu quả không chỉ có lực của mỗi cánh tay tạo ra, mà cần phải sử dụng khá nhiều yếu tố khác nhau nữa.
Chuyển động của toàn bộ cơ thể
Chuyển động của toàn bộ cơ thể trong một khoảng cách nào đó sẽ có sức mạnh hơn là cánh tay của bạn chuyển động trong một khoảng nào đó rồi mới tung ra cú đấm. Hãy chuyển động tất cả cùng một lúc, chuyển động của hông, của lực chân, của lực tay cùng một lúc, hãy tập điều đó thành phản xạ của cơ thể, đừng suy nghĩ và tập trung quá nhiều vào một điều gì khác.
Kỹ thuật boxing sử dụng chân
Các bắp thịt lớn nhất trong cơ thể sẽ tạo ra sức mạnh lớn nhất. Những người chỉ đấm với cánh tay của họ sẽ không bao giờ phát huy được hết sức mạnh thực sự của cú đấm. Do vậy, khi đòn đấm được tung ra chân cần phải trụ vững vì lúc đó phản lực của mặt đất sẽ dội ngược lại và “truyền” vào cú đấm .
Giữ khoảng cách an toàn khi đấm
Đòn đấm chỉ phát huy được tối đa sức mạnh khi nó nằm đúng tầm. Nói riêng về đòn đấm thẳng, khi bạn đấm hết đà, tay đã duỗi thẳng tối đa, thì điểm chạm của đòn đấm thẳng cho lực mạnh nhất sẽ ngắn hơn khoảng cách tối đa này một chút.
Sử dụng các góc độ và kết hợp lực chuẩn xác
Bạn cần đảm bảo các đòn đấm của mình đa dạng trong goc độ đấm. Hãy biết kết hợp giữa các cú đấm thẳng tay (jab), tạt hay các cú đấm tầm thấp. Một điều quan trọng nữa là bạn phải tận dụng và phối hợp tốt lực từ các bộ phận trên cơ thể. Boxing sử dụng lực đấm trên đôi tay là chính nhưng lực đẩy từ hông, vai và chân là cực kỳ quan trọng. Để có một cú đấm mạnh, bạn phải phối hợp thật tốt.
Một số điểm cần lưu ý:
Cánh tay của bạn cần được bắt đầu một cách thư giãn, thả lỏng một cách thoải mái. Cánh tay và nắm đấm chỉ co cứng lại trong một phần giây khi cú đấm chạm mục tiêu.
- Khi tung ra cú đấm cánh tay chỉ mở rộng vừa đủ để tấn công đối thủ. Nếu bạn để cánh tay mở rộng quá mức cần thiết, cơ thể sẽ bị hở và rất dễ bị phản đòn.
- Không co tay lại trước khi tung ra một cú đấm. Nó là dấu hiệu báo trước bạn sắp làm điều đó.
Với các kỹ thuật boxing chuyển động vai
- Cần được thả lòng khi tung ra cú đấm, để cho cú đấm đó trở nên thoải mái, tiết kiệm sức và nhanh hơn, mạnh hơn.
- Hãy thử nâng cao vai lên, điều này sẽ giúp cú đấm mạnh hơn. Vì lúc này chúng ta sẽ dùng đến nhiều hơn các cơ vai.
Bàn tay:
+ Khi bạn không đấm, hãy để nó được thư giãn. Bạn có thể thả lỏng nắm đấm để cho các cơ được nghỉ, chứ đừng nên lúc nào cũng nắm chặt nắm đấm lại. Khi bạn đấm, nắm tay cần được nắm chặt lại ngay trước khi chạm mục tiêu. Càng cứng chắc càng tốt.
+ Nhớ giữ thẳng cổ tay, nếu không rất dễ bị bong gân, sai khớp. Đấm xong nhớ rút tay về thật nhanh. Nắm đấm xuất phát từ đâu thì khi kết thúc, nó cũng sẽ phải trở về vị trí đó.
+ Nắm tay cần được xoay khi đấm thẳng (thường là xoay đủ 180 độ để tạo lực xoáy nhằm tăng sức công phá cho cú đấm). Nhưng trong cú đấm móc, nó có thể vẫn để dọc.
Còn rất nhiều yếu tố mà chúng ta cần học hỏi của những người đàn anh, đàn chị, của những người bạn, càng nhiều bài học sẽ càng rút ra được nhiều kinh nghiệm quý. Trên đây là những chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn về các kỹ thuật boxing để bạn có một cú đấm hiệu quả.
Chúc các bạn thành công!