Làm gì để côn nhị khúc cũ luôn như mới và có tuổi thọ lâu dài?
Khi côn nhị khúc cũ, bạn sẽ làm gì? Đừng để sau một thời gian ngắn sử dụng, bạn đã phải lìa xa “người anh em” của mình. Ngay sau đây, Võ Thuật Tây Sơn sẽ mách bạn những bí quyết để kéo dài tuổi thọ của chiếc côn.
Ắt hẳn khi sử dụng côn, ai cũng mong muốn cây côn được bền lâu và đảm bảo an toàn khi tập luyện. Đối với anh em chơi côn, có rất nhiều người gắn bó lâu dài với chiến hữu của mình. Nhưng vì theo thời gian cây côn đã cũ màu. Vậy thì anh em cần làm gì để làm mới cây côn và để côn mãi trường tồn với thời gian? Mới đầu làm quen với côn, không ít anh em chưa am hiểu nhiều về cách bảo quản tốt cây côn của mình. Thế nên cây côn rất nhanh đổi màu và gây những ảnh hưởng khó tránh khi tập luyện. Vậy thì bản thân mỗi anh em khi sử dụng côn, cần nắm rõ một số nguyên tắc nhỏ sau đây.
Dưới đây là một số lưu ý nhỏ cho anh em khi sử dụng và làm mới cây côn nhị khúc cũ của mình.
Lựa chọn côn nhị khúc phù hợp với bản thân
Côn có rất nhiều loại côn thịnh hành như: côn nhị khúc bằng gỗ, côn silicon, côn inox và một số loại côn khác nữa. Nhưng hầu như cách làm mới côn và cách bảo quản là như nhau. Quan trọng nhất để có thể giữ được tuổi thọ cho “chiến hữu” của bạn chính là từ ban đầu hãy lựa chọn chiếc côn phù hợp với bản thân. Nếu như bạn là người mới tập luyện, chưa biết cách sử dụng và kiểm soát thì bạn nên lựa chọn những chiếc côn có chất liệu như silicon, mút xốp,… kiểu dáng, trọng lượng phù hợp. Như vậy thì bạn mới có thể vừa hạn chế chấn thương lẫn việc rơi, gây hỏng hóc, xước xát côn.
Lau chùi côn nhị khúc cũ thường xuyên
Anh em cần lau chùi côn kĩ lưỡng, 1 tháng vài lần. Và cách tốt nhất là tẩm dầu ô liu vào một tấm vải mềm rồi tiến hành lau chùi. Và có thể thay dầu ô liu bằng dầu sơn trà cũng là một lựa chọn thích hợp để lau chùi… Quá trình lau chùi này sẽ giúp làm mới côn cũ, dễ dàng cầm côn được dễ dàng và không làm chai tay khi tập luyện.
Quét nhựa sơn để bảo vệ dây côn nhị khúc cũ
Bên cạnh đấy nếu cây côn của anh em được gắn với nhau bằng một đoạn dây nilon thì cạnh trọng của lỗ cột dây côn, anh em nên quét 1 lớp nhựa sơn, để tránh sự cọ xát quá mạnh làm cho cây côn nhị khúc cũ mau đứt.
Và ngay với sợi dây, anh em cũng cần sơn một lớp nhựa trơn. Có như thế sẽ giúp côn có tuổi thọ lâu dài và tránh được phần nào nguy hiểm khi đứt dây. Đối với cây côn có dây xích bằng sắt cũng phải thường xuyên kiểm tra. Vì khi thao tác, sự chuyển động xoay chuyển làm cho các hoen sắt cọ xát, dễ tạo sự ăn mòn dẫn đến việc dây bị đứt. Thế nên trước khi sử dụng côn, anh em nên dành thời gian kiểm tra lại cây côn của mình trước khi tiến hành luyện tập.
Cẩn thận trong quá trình luyện tập
Hầu như để đảm bảo côn sử dụng được lâu dài. Trong quá trình tập luyện tránh tình trạng làm rơi rớt côn quá nhiều. Cần giành một ít thời gian lau chùi côn cẩn thận. Không tiện tay đâu vứt đấy mà cần giữ côn một góc riêng. Bạn cũng nên lựa chọn các dòng côn nhị khúc giá rẻ hiện nay để tập luyện trong thời gian đầu.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và sự lâu bền và tuổi thọ cho côn nhị khúc cũ, thì trên đây là những lưu ý nhỏ cho anh em bỏ túi trong quá trình tập luyện của mình. Để có thể mua côn nhị khúc giá rẻ với chất lượng đảm bảo, độ bền cao, hãy đến với Shop Tây Sơn nhé!