Hé lộ 5 loại Nunchaku không phải ai cũng biết
Côn nhị khúc đã không còn xa lạ đối với anh em trong làng côn thủ. Tuy nhiên thì không phải anh em nào cũng biết hết về tất cả các loại Nunchaku. Hôm nay Võ Thuật Tây Sơn sẽ giới thiệu đến anh em “5 loại Nunchaku không phải ai cũng biết“.
Thông thường, khi anh em tập luyện côn thì chỉ thường tập luyện côn nhị khúc là phổ biến nhất. Tuy nhiên, về mặt hình thức thì Nunchaku có 5 loại cơ bản như sau:
Côn nhị khúc
Côn nhị khúc là loại côn thông dụng nhất, phổ biến nhất với nhiều người. Cấu tạo của côn nhị khúc thường bao gồm 2 thanh gỗ, sắt có kích cỡ giống nhau (có thể là thân tròn, bát giác hoặc hình trụ khối). Hai thanh thân côn thường được nối với nhau bằng 1 sợi dây, có thể là dây dù hoặc xích sắt. Côn nhị khúc còn được gọi với những cái tên khác như: côn hai khúc, lưỡng tiết côn, song tiết côn.
Trước đây, côn nhị khúc gỗ thường được ưa chuộng như: côn nhị khúc gỗ lim, côn nhị khúc gỗ trắc,… Ngày nay, các loại côn nhị khúc làm bằng kim loại rất được ưu tiên sử dụng trong thực chiến và luyện tập như: côn nhị khúc inox chiến, côn nhị khúc chạm rồng. Với các anh em tập côn nhị khúc cơ bản thường lựa chọn côn nhị khúc mút xốp để hạn chế chấn thương.
Tử mẫu côn
Ngay từ cái tên anh em đã có thể hình dung về cấu tạo của loại côn này. Tử mẫu côn là loại côn nhị khúc được cấu tạo bởi 2 thanh gỗ, một thanh gỗ ngắn và một thanh gỗ dài. Thân côn có thể được thiết kế tròn hoặc bát giác (có cạnh) để tăng mức tiếp xúc khi sử dụng.
Khi sử dụng loại côn này, anh em thường sử dụng một đầu để đỡ và một đầu để tấn côn đối thủ. Tùy vào khoảng cách với địch thủ mà anh em quyết định nên sử dụng thanh ngắn hay thanh dài. Nếu đối tủ ở cự li gần thì thanh côn ngắn thường được sử dụng để tấn công. Ngược lại, nếu đối thủ ở khoảng cách xa thì anh em dùng đến thân côn dài.
Tam khúc côn
Loại côn này thường được gọi với cái tên là côn tam khúc. Khác với côn nhị khúc, côn tam khúc được cấu tạo bởi 3 thanh gỗ hoặc thanh sắt. Các thanh thân côn này có thể có kích thước bằng nhau hoặc thanh ở giữa ngắn hơn 2 thanh ở đầu một chút. Các thanh côn được nối với nhau bằng dây dù hoặc dây xích sắt. Các thanh côn có thể tròn hoặc bát giác với các góc cạnh.
Côn tam khúc là loại vũ khí lợi hại, là sự kết hợp hoàn hảo của sự nhu nhuyễn linh hoạt và cương mãnh dữ dội. Côn tam khúc có khả năng đánh được ở cả 3 tầm: tầm gần, tầm trung và tầm xa. Ngoài ra loại côn này còn có khả năng chống lại được rất nhiều các loại vũ khí. Nguyên lý sử dụng thường là lực ly tâm và phản lực khi anh em đánh côn và giật côn.
Tứ khúc côn
Về cấu tạo, tứ khúc côn không giống với côn nhị khúc hay côn tam khúc. Loại con này bao gồm 4 thanh côn, có thể được làm bằng gỗ hoặc kim loại. Trong 4 thanh côn này có 2 thanh ngắn cách quãng 2 thanh dài. Các thanh thân côn được nối với nay bằng dây dù hoặc dây xích sắt. Các thanh thân côn đa số được thiết kế trong hoặc có cạnh để tăn mức độ ma sát khi giao đấu.
Tứ khúc côn được coi là một trong những vũ khí lợi hại khi anh em chống lại các đối thủ mang theo binh khí. Loại côn này chủ yếu đánh ở tầm xa. Với những đối thủ ở tầm gần và mang theo binh khí, loại côn này có thể vô hiệu hóa binh khí bằng cách khóa chặt đối thủ bằng 2 thanh côn ngắn.
Bán nguyệt côn
Bán nguyệt côn hay còn được gọi là âm dương côn và đây cũng là một loại hình khác của côn nhị khúc. Về cấu tạo, tạo, bán nguyệt côn bao gồm 2 thanh gỗ được thiết kế có hình bán nguyệt. Khi 2 thanh gập lại thì tạo thành một hình tròn tượng trưng cho mặt trời. Hai đoạn của thân côn thường được nối với nhau bởi dây dù. Khi gập lại thì côn âm dương chỉ bằng một thanh thân côn tròn nên rất gọn, tiện lợi để mang theo người.
Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn về 5 loại Nunchaku. Hi vọng có thể cung cấp thêm cho anh em các kiến thức không chỉ là côn nhị khúc mà còn cả các loại Nunchaku phổ biến khác trong luyện tập.