13 chiêu thức kỹ thuật côn nhị khúc đơn cơ bản (phần 3)
Để có thể tập luyện thành một bài côn pháp, việc tập luyện nhuần nhuyễn hết các chiêu thức kỹ thuật côn nhị khúc là rất cần thiết. Tiếp nối cho phần 1 và phần 2 của các thức trong bài quyền côn nhị khúc. Hôm nay, Võ Thuật Tây Sơn sẽ chia sẻ thêm 3 thức khác trong bài côn pháp này. Rất hy vọng có thể đem lại cho anh em sự bổ ích trong luyện tập 13 chiêu thức kỹ thuật côn nhị khúc đơn cơ bản.
Trước khi bắt đầu tập luyện, anh em nên tham khảo 3 chiêu thức của phần 2 để có thể tập luyện một cách hiệu quả và theo cả một quá trình.
Tuyết Hoa Cái Đỉnh (Hoa Tuyết Che Đầu)
Tư thế này khá dễ, nó thuộc những kỹ thuật côn nhị khúc cơ bản. Khi sử dụng tư thế này, anh em có thể bảo vệ được phần đầu của mình. Các điểm mà chiêu thức này có thể tấn công đó là: huyệt thái dương, mặt, cằm dưới và phần cổ. Chiêu thức này cũng hay được áp dụng trong các bài múa côn nhị khúc căn bản.
Cách luyện tập
Anh em để côn trên đầu, một tay cẩm một khúc côn, tay còn lại xoay hình tròn theo mặt phẳng. Hai tay thay phiên nhau luyện tập, thực hiện xoay các vòng ngược chiều nhau. (hình 36)
Lưu ý: Tuy đây là kỹ thuật côn nhị khúc căn bản và khá dễ nhưng anh em vẫn rất dễ gặp chấn thương. Chấn thương xảy ra khi anh em không kiểm soát được các đường côn khi luyện tập. Đa số chấn thương khi tập động tác này gặ ở phần đầu và tương đối nguy hiểm.
Chiêu thức này có thể nối tiếp với chiêu thức Lưu tinh cản nguyệt và Tả hữu phùng thiên.
Phiên sơn việt lãnh- Kỹ thuật côn nhị khúc rèn luyện tính linh hoạt
Tác dụng của chiêu thức
Thế côn nhị khúc này có thể giúp anh em rèn luyện sự linh hoạt của đôi tay và thân mình rất tuyệt vời. Các bộ phận trên cơ thể phối hợp đồng bộ với nhau. Việc xoay côn trên không, lấy sức ở phần eo làm điểm tựa làm đối thủ bị rối trí. Khi sử dụng thức côn này, đối thủ không biết và đoán định được hướng đánh của côn. Như vậy, anh em có thể thừa cơ mà hạ gục đối thủ. Chiêu thức này còn được gọi tên là “Trèo núi vượt đỉnh“.
Cách thức luyện tập chiêu thức Phiên sơn việt lãnh
(1) Anh em có thể đứng trong tư thế tự nhiên nhất và hai tay nắm côn (hình 37)
(2) Sau đó buông tay trái ra, tay phải nắm lấy một thân côn và đánh theo hướng vòng xuống, ra xa và lên đầu. Đồng thời, anh em cần chuyển động cổ tay để côn có thể chuyển động vòng tròn hướng qua trái, phải rồi hạ xuống.
(3) Khi luyện tập kỹ thuật côn nhị khúc này, anh em có thể đưa côn qua phía lưng trái. Đồng thời, điều khiển đoạn dây côn dính sát vào eo, eo ngay lập tức chuyển sang trái rồi bật xoay lại ben phải. Chú ý lực ở cổ tay phải dùng sức cho côn bay lên trước phía bên phải. Sau đó, tay trái nhanh chóng từ phía trước chuyển sang phía sau lưng. Sử dụng phương pháp này luyện tập với hai tqay để đạt hiệu quả. (hình 38 đến 44)
(4) Khi côn chạy đến phần eo, lưng phải cho phàn dây nối của côn áp sát vào lưng. Phàn eo anh em cần vặn theo cho hết đà rồi xoay ngược lại. Lưu ý cho các anh em mới tập, không nên dùng sức quá mạnh nếu không rất dễ gặp phải chấn thương. (hình 45-50)
Thức kỹ thuật côn nhị khúc này có thể kết hợp tiếp nối với Tuyết hoa cái đỉnh và Tả hữu phùng nguyên.
Tiền trảm hậu tấu (Chém trước tấu sau)
Tác dụng của chiêu thức
Kỹ thuật côn nhị khúc này có thể lợi dụng sức bật khi côn đánh vào cánh tay và đùi. Đây là một tuyệt kỹ côn nhị khúc kết hợp giữa bộ pháp và thân pháp nhằm tấn công địch một cách bất ngờ. Chiêu thức này thích hợp với các địch thủ ở tầm gần, mượn sự linh hoạt để hạ gục đối thủ.
Cách thức luyện tập
Anh em có thể luyện tập kỹ thuật côn nhị khúc này theo các bước dưới đây:
(1) Đứng theo tư thế tự nhiên và 2 tay nắm lấy côn thật chắc (hình 50).
Sau đó, buông lòng cánh tay trái, tạo cho cánh tay phải thẳng ngay lập tức. Cánh tay phải thẳng khiến cho côn được đánh về phía sau rồi bật ngược lên. Tư thế này giống lộn xà đơn. (hình 51)
(2) Khi côn bật lên phía trước, có thể thu côn lại hoặc để cho côn đánh hết về phía trước mà không nắm lại. Đồng thời, anh em cần giơ cao chân phải để có thể đón côn và cho côn chạm vào đùi. (hình 52)
(3) Mượn xích của côn áp sát đùi, bắn ngược côn trở lên phía đầu. Sau đó buông chân phải, dùng lực ở cổ tay khiến cho côn trở về phía trong tay phải. (hình 53)
Tư thế này có thể phối hợp rất tốt với các kỹ thuật côn nhị khúc khác như: Tả hữu phùng nguyên, Lưu tinh cản nguyệt.
Trên đây là các chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn về 3 thức tiếp theo trong 13 thức kỹ thuật côn nhị khúc đơn cơ bản. Hy vọng những chiaa sẻ trên giúp ích được anh em trong quá trình luyện tập. Để có thể thực hiện tốt nhất quyền pháp, anh em đừng quên học các tư thế còn lại. Chúc anh em có một buổi tập luyện vui vẻ.