Muay Thái, nỗi ám ảnh, mặt trái của một môn võ đỉnh cao
Có thể có rất nhiều người hâm mộ những võ sĩ Muay hàng đầu như Seanchai, Nguyễn Trần Duy Nhất,.. với những trận đấu đỉnh cao. Thế nhưng, sau những ánh hào quang ấy, không phải ai cũng biết về những chiến binh Muay Thái. Ở Thái Lan, học Quyền thái là trào lưu và cũng là nỗi ám ảnh của rất nhiều người.
Dưới đây là những ý kiến, một góc nhìn nhân văn nhất về Muay tại xứ sở chùa tháp.
Muay Thái, nỗi ám ảnh mang tên “mưu sinh”

Rất nhiều trẻ em nghèo lựa chọn bỏ học để học võ nhằm giúp đỡ gia đình mưu sinh
Thái Lan nằm trong khu vực các nước đang phát triển, ở các vùng quê nghèo, phần lớn trẻ em không được đi học mà phải nghỉ học để kiếm tiền mưu sinh. Thậm chí chúng phải tự kiếm tiền từ khi còn rất nhỏ. Muay Boran là một trong những môn võ Thái truyền thống, một trong những môn võ thực chiến nguy hiểm nhất thế giới. Muya Thái bị “thể thao hóa” và trở thành một cơ hội kiếm tiền cho những trẻ em nghèo.

Trận đấu giữa các võ sĩ nhí là cơ hội kiếm tiền của rất nhiều con bạc
Môn võ có tính sát thương cao này mang lại một khoản tiền lớn cho người giành được chiến thắng trên sàn đấu, chính vì điều này mà nhiều người tìm đến Muay Thái với hy vọng đổi đời. Không chỉ người lớn, mà trẻ em từ 7 tuổi thi đấu để kiếm tiền cũng không phải điều gì lạ lùng ở đây. Và chúng nghiễm nhiên trở thành những con cờ của “nền kinh doanh cá độ”.
Võ sĩ Muay Thái “nhí” phải tập luyện như thế nào?

Hiện nay có khoảng 30.000 trẻ em đang tập võ kiếm sống thay vì được đến trường
Trẻ em từ 7-10 tuổi phải đến các lò luyện quyền Thái với hy vọng có thể kiếm tiền mưu sinh từ những trận thi đấu. Những bài tập luyện là một quá trình cực kỳ gian khổ và không phải ai cũng có thể vượt qua. Những đứa trẻ không có điều kiện buộc phải lựa chọn con đường gian khổ này. Thay vì được mang cặp sách đi học, những đứa trẻ phải mang găng tay đấm bốc, giáp đấu lên sàn.
Hiện nay, ở Thái Lan có khoảng 30.000 trẻ em đang tập và thi đấu như thế. Chúng luyện tập điên cuồng để tham gia các kỳ thi đấu Muay, thâm chí là ép cân nếu bị thừa cân để thi đấu. Số tiền giành được từ những trận đấu, tiền thưởng, tiền thắng cược,…đó là một khoản thu nhập khá lớn đối với người nghèo.
Những nguy cơ mà các võ sĩ phải đối mặt

Do găng có găng tay đấm bốc trợ lực, các võ sĩ thường gặp các chấn thương nặng hơn đặc biệt là chấn thương não
Khi học Muay Thái, các võ sĩ phải đối mặt với các chấn thương rất lớn. Cũng giống như các môn thể thao khác như Boxing, MMA,… các chấn thương của Muay Thái cũng rất nguy hiểm. Trong cuộc thi đấu, các chấn động não thậm chí có thể làm võ sĩ tử vong. Nhìn cảnh những đứa bé phải chịu đau đớn về thể xác trong quá trình tập luyện, hơn nữa là những trận đấu nguy hiểm đến tính mạng thì ai cũng xót xa, người tập thì nhiều nhưng người thành công thì ít.
Hơn thế nữa, sự nghiệp thi đấu đỉnh cao cũng chỉ kéo dài đến năm hơn 30 tuổi. Sau đó, các võ sĩ sẽ treo găng và phải kếm sống bằng nghề khác. Chẳng ai có thể biết chắc chắn rằng tương lại các bé có thành công hay không nhưng trước mắt, mục tiêu đơn giản chỉ là thoát nghèo.
Tóm lại:
Việc cho trẻ em học võ thuật, thi đấu giao lưu là điều rất tốt. Nhưng mặt trái của một nền văn hóa võ thuật biến trẻ em thành nhưng “công cụ kiếm tiền” là rất vô đạo đức. Thể thao hóa một môn võ truyền thống thực sự có nhiều bất cập khi ngày càng có nhiều trẻ em nghèo vắt kiệt sức lực vì những khoản tiền thưởng.
Bạn có thể xem video ngắn dưới đây về mặt trái của nền văn hóa Muay Thái tại đất nước Chùa tháp