Một số cách khắc chế côn nhị khúc hiệu quả
Bất kỳ một môn võ hay một loại vũ khí nào cũng có những điểm mạnh, điểm yếu nhất định của nó và côn nhị khúc cũng vậy. Hôm nay, Võ Thuật Tây Sơn sẽ chia sẻ với bạn một số cách chống côn nhị khúc hiệu quả khi bạn bị ai đó dùng côn tấn công. Anh em chơi côn cũng nên tham khảo để tránh mắc sai lầm khi sử dụng.
Việc hóa giải (cách khắc chế côn nhị khúc) thì cần đến một sự bình tĩnh và hiểu biết của mỗi người về loại vũ khí này. Quan trọng nhất vẫn là tốc độ và khả năng ứng biến.
Điểm yếu của côn nhị khúc (Nunchaku) nằm ở đâu?
Khi bạn tìm hiểu về lịch sử hình thành của côn nhị khúc, bạn có thể thấy đây là một loại vũ khí rất tiện lợi để thực chiến cũng như tự vệ. Nó được sử dụng thịnh hành trong võ phái Karatedo Nhật Bản và hiện nay, do tính chất tiện lợi nên côn nhị khúc được nhiều môn sinh của các võ phái khác nhau ưa chuộng trong luyện tập và tự vệ.
Để khắc chế một loại binh khí nào đó, cần lấy các điểm yếu của nó để làm mục tiêu tấn công. Ở côn nhị khúc, điểm yếu của loại binh khí này chính là phần xích/dây nối 2 thân côn. Nguyên lý sử dụng côn thường dựa trên cơ sở lực ly tâm khi đánh và phản lực khi giật. Và nếu bạn tấn công vào phần dây nối của đầu thân côn, người cầm côn sẽ bị động và phá được các thế côn. Vì vậy nếu muốn biết cách khắc chế côn nhị khúc, hãy tấn công vào phần dây xích côn.
Một số cách khắc chế côn nhị khúc hiệu quả
Dưới đây là một số lưu ý và các cách khắc chế côn nhị khúc anh em có thể tham khảo nếu bị tấn công:
Tấn công vào vùng dây côn
Khi bị tấn công bằng côn, điều đầu tiên anh em nên nghĩ đến chắc chắn là tấn công vào điểm yếu của nó là phần dây côn, đây là cách khắc chế côn nhị khúc. Đừng bao giờ dùng tay không để bắt vào hai đầu thân côn, vì lúc đó lực đánh từ côn sẽ là rất lớn và dễ gây ra thương tích cho bạn. Hãy sử dụng một số loại như: ghế, gậy hoặc lấy một chiếc áo để cản lại những đường côn.
Khi đòn đánh vung vào, hãy khẽ di chuyển đủ để đứng “bên cạnh” tầm đánh của địch, đừng di chuyển quá xa mà bỏ lỡ thời điểm một cách lãng phí. Mục tiêu là hãy chặn ngay vào giữa khúc dây nối, hãy khéo léo để cho cái áo của ta quấn lấy phần dây đó. Khi đó thì quỹ đão của nhị khúc sẽ bị đổi hướng mất ổn định – mất lực. Đây là cách khắc chế côn hiệu quả nhất nếu bạn không có vũ khí chống lại.
Tạt hướng đánh của côn và làm chúng thay đổi quỹ đạo
Côn nhị khúc gồm có hai khúc nối lại với nhau, nên bất cứ thứ gì làm cản trở quỹ đạo của nó ngay phần thân được vung ra thì nó sẽ, đổi hướng, gập lại. Tận dụng chính xác cái thời điểm gập lại của côn nhị khúc để lao vào kết thúc trận đánh sẽ nhanh gọn hơn. Tâm lí của một kẻ cầm vũ khí thì luôn ỷ lại vào vũ khí (bị hút vào vũ khí), khả năng vận động tay chân thường bị hạn chế (dù không bị ràng buộc), cho nên việc vũ khí bị vô hiệu hóa và hành động lao vào của ta sẽ làm hắn bối rối, tay chân lóng ngóng.
Khắc chế côn nhị khúc bằng côn tam khúc
Còn với côn tam khúc là một thứ vũ khí lợi hại vừa nhu nhuyễn linh hoạt, vừa cương mãnh dữ dội nên muốn sử dụng nó đoạt đến trình độ cao, người tập phải tập luyện liên tục nhiều năm mới có thể làm chủ nó một cách triệt để được. Người tập có thể sử dụng côn tam khúc như một cách khắc chế lưỡng thiết côn hiệu quả bằng cách khóa thế tấn công của thân côn nhị khúc.
Nhưng cách này chỉ sử dụng khi bạn đã đạt đến một trình độ sử dụng côn nhuần nhuyễn. Nếu không, chắc chắn bạn sẽ bị thương nặng hơn chứ chưa nói gì đến cách khắc chế côn nhị khúc. Việc dùng côn tam khúc cũng không nhiều vì nó cần một trình độ hiểu biết và mức độ linh hoạt rất lớn mà bạn phải luyện tập nhiều năm mới có thể có được.
Trên đây là một số cách khắc chế côn nhị khúc mà bạn có thể sử dụng nếu bị tấn công. Những ai đang luyện tập côn thực chiến hãy cố gắng hạn chế các điểm yếu ở phần dây côn. Chúc anh em may mắn.