Ω

Các chấn thương thường gặp khi thi đấu và tập boxing

Quyền Anh là môn thể thao thường gặp phải nhiều chấn thương nhất trong các môn thể thao. Bạn có thể thấy những hình ảnh ám ảnh về những vết thương nguy hiểm của các võ sĩ. Tập boxing thì các võ sĩ cần biết đến các chấn thương thường gặp dưới đây để biết và phòng tránh, chữa trị sao cho hợp lý.

Bong gân là chấn thương thường gặp nhất khi tập boxing

Bong gân có thể nói là loại chấn thương nhẹ nhất nhưng hay gặp nhất của các võ sĩ tập và thi đấu boxing. Nguyên nhân chính gây nên bong gân là do boxer thực hiện cú đấm quá nhanh và sai kỹ thuật.

Bong gân rất hay gặp trong boxing

Bong gân rất hay gặp trong boxing khi võ sĩ tập luyện sai cách

Những cú đấm trong boxing yêu cầu cần có tư thế và kỹ thuật chính xác. Việc nắm tay sai cách, khớp ngón tay trỏ thường bị bong gân do trồi lên rất hay xảy ra ở các boxer mới tập.

Ngoài bong gân ở tay, di chuyển quá nhiều và nhanh cũng làm cho dây chằng ở chân bị sưng lên. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra bong chân nhanh hơn và nghiêm trọng hơn. Để hạn chế bong gân, các võ sĩ nên quấn băng đa khi tập đấm bao cát hoặc khi đeo găng thi đấu. Lưu ý cách quấn băng đa đúng cách để bảo vệ các khớp ngón tay. Ngoài ra, anh em cũng nên luyện tập di chuyển để tránh bị bong gân chân.

Gãy xương

Khi tập boxing hay giao đấu với đối thủ, các võ sĩ rất dễ xảy ra hiện tượng gãy xương ở các vị trí như: xương cổ tay, bàn tay, xương mũi và xương sườn.

Các cú đấm mạnh có thể dẫn đến việc gãy xương và vỡ khớp

Các cú đấm mạnh có thể dẫn đến việc gãy xương và vỡ khớp

Các võ sĩ Quyền Anh phải đối mặt với nguy cơ vỡ khớp ngón tay nhiều nhất khi thực hiện các cú đấm bởi vì Boxing chủ yếu sử dụng lực linh hoạt của đôi tay là chính. Để không bị gãy tay, lời khuyên cho các Boxer là nên mua găng tay đấm bốc vừa vặn, có Velcro để khóa chặt cổ tay khi sử dụng găng. Nếu các chấn thương quá nặng, nên đến bác sĩ để có sự điều trị đúng cách và kịp thời.

Nguy cơ chấn thương não khi tập Boxing 

Đây là loại chấn thương rất dễ gặp phải khi võ sĩ bị các đòn tấn công về phía đầu của đối thủ. Lực các cú đấm thẳng, đấm móc và xốc dưới thường rất lớn nên nếu bị đánh vào đầu có thể gây nên chấn thương não. Các biểu hiện thường thấy của võ sĩ đó là: nôn mửa, đau đầu, choáng và thậm chí là mất trí nhớ tạm thời. Những trường hợp nặng có thể bạn sẽ không nhìn thấy được những gì đang diễn ra xung quanh.

Chấn thương vùng đầu trong boxing

Những cú đấm vào đầu có thể gây nên hiện tượng chấn thương não

Để tránh chấn thương vùng đầu, tốt nhất võ sĩ nên sử dụng dụng cụ bảo vệ đầu chuyên nghiệp. Ngoài ra, Boxer cũng phải trang bị cho mình một khả năng phản xạ phòng thủ né đầu cần thiết để tránh đòn. Khi đã bị thương, nhất định phải đi khám và nhận sự tư vấn của các bác sĩ thần kinh anh em nhé!

Rách da

Rách da là chấn thương nhẹ hay gặp khi tập boxing. Đã tập boxing, bạn phải chuẩn bị tâm lý để va chạm và để bị thương. Nơi rách da nhiều nhất là các vùng xung quanh mặt và vùng xung quanh bàn tay. Để tránh tình trạng này, võ sĩ cần lưu ý đến việc đeo băng đa đủ dày và tránh những cú đấm tấn công từ đối thủ vào vùng mặt.

Rách da không gây nguy hiểm nhiều nhưng rất dễ gây nhiễm trùng. Hãy vệ sinh và khử trùng vết rách nhanh chóng, đặc biệt nếu tay đã bị rách da thì nên đeo găng tay boxing có độ thấm hút mồ hôi và thoáng khí tốt.

Chấn thương hàm

Chấn thương khớp hàm trong Boxing

Các cú Uppercut, Jab có thể khiến khớp hàm của võ sĩ bị vỡ

Khi tập boxing, chấn thương hàm cũng rất dễ xảy ra. Khi đối thủ tấn công bằng một cú đấm móc mạnh về phía hàm của bạn, răng của võ sĩ có thể bị vỡ và chày máu. Nếu nặng hơn, xương quai hàm có thể bị chấn thương nặng. Để tránh tình trạng này xảy ra thì các boxer nên đeo bộ bảo hộ răng khi thi đấu và ngay cả khi tập boxing.

Top 5 trận đấu xảy ra các chấn thương kinh hoàng nhất trong lịch sử: 

Tin tức liên quan