Nâng tạ nặng không phải là cách để có cú đấm mạnh. Tại sao?
Có một lầm tưởng khá phổ biến trong giới boxer đó là việc nâng tạ nặng hay luyện tập với tạ khi đấm gió có thể giúp võ sĩ đấm mạnh hơn. Ngoài những bài tập đấm với bao cát boxing, nhiều người chọn cách đẩy tạ như một bài tập bổ trợ hiệu quả. Nhưng nâng tạ nặng không phải là cách để có các cú đấm mạnh. Tại sao? Hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu 5 lý do dưới đây:
1. Trong boxing, đấm quan trọng là nhanh chứ không phải mạnh
Nâng tạ có thể giúp boxer có một búi cơ mạnh mẽ, săn chắc chứ không ra tăng lực đấm của bạn. Điều quan trọng hơn cả là trong boxing, bạn cần đấm nhanh chứ không phải là đấm mạnh. Những boxer mới thường có mục tiêu là đấm càng mạnh càng tốt mà không quan tâm đến tốc độ ra đòn và độ chính xác của cú đấm. Vì thế mà họ tập luyện với tạ thường xuyên, cố gắng đẩy nhanh hơn và nâng mức tạ nhanh nhất có thể. Nên nhớ, các cú đấm trong boxing chỉ cần nhanh 1s cũng là xa sỉ. Đấm càng nhanh, lực sát thương càng lớn. Vì thế thay vì luyện tập tạ nặng, hãy luyện tập một số bài tập tốc độ như: Shadowbox (đấm gió), Tập với bóng phản xạ, đấm bao cát, tạp bóng tennis,…
2. Cách để có cú đấm mạnh là phải thả lỏng cơ thể
Một trong những yếu điểm của tập tạ như cách để có cú đấm mạnh hơn đó là chúng sẽ gây nên hiện tường gồng cơ. Bí quyết của những vận động viên chuyên nghiệp không phải là luyện tập cho cố để có một sức đấm tốt nhất. Điều quan trọng là họ biết thả lỏng cơ, dồn lực đấm mạnh nhất vào lúc thích hợp. Có 2 cách phổ biến để đấm mạnh hơn đó là tăng lực hoặc gia tăng tốc độ đấm. Đa số sẽ chọn tăng lực đấm. Nhưng làm cách nào để đấm mạnh hơn mà không bị tốn quá nhiều năng lượng? Đó chính là thả lỏng các cơ, chỉ khi thả lỏng cơ thì mới giải phóng sức nặng. Tập tạ ngăn cản sự giải phóng sức nặng của cơ bắp.
3. Nâng tạ làm giảm khả năng thả lỏng của cơ
Nếu phải so sánh giữa một vũ công và một vận động viên cử tạ thì bạn nghĩ ai sẽ giống một boxer hơn? Có rất nhiều tranh cãi về vấn đề tập tạ trong boxing như cách để có cú đấm mạnh sẽ làm cho bạn cơ thể giảm tốc độ, cứng cơ và dễ bị kiệt sức hơn. Không nói đến các môn thể thao khác nhưng trong boxing thì điều này lại là đúng. Bạn có chắc mình có đủ sức bền để giữ thể lực đấm mạnh như vậy suốt 5 hiệp đấu? Vì khi bạn mệt, bạn không thể tránh nổi các cú đấm của đối thủ khi di chuyển thân mình chậm chạp.
4. Lực đấm mạnh nhưng không đảm bảo sẽ hạ gục được đối thủ
Để knock-out được đối thủ thì sức mạnh cơ bắp thôi là chưa đủ, cần có các yếu tố như: kỹ thuật, góc đánh, tốc độ đánh và căn thời gian chuẩn. Chỉ có những boxer mới tập mới chú trọng làm sao để đấm thật mạnh trong khi đó các boxer chuyên nghiệp sẽ tìm cách để nâng cao kỹ thuật đấm. Và chắc chắn, để có thể đấm mạnh thì bạn phải bỏ ra nhiều giờ luyện tập nhiều bài tập khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu cách tập luyện với bóng phản xạ để luyện tập tốc độ đấm của mình. Các để có cú đấm mạnh rất nhiều nhưng nâng tạ nặng thì chắc chắn không phải là một trong số đó.
5. Đa phần, lực của cú đấm không phải bắt nguồn từ cơ bắp
Nâng tạ chỉ cần một yếu tố là sức mạnh cơ bắp, thế nhưng boxing lại không như vậy. Lý do rất đơn giản, lực đấm trong boxing phụ thuộc vào chuyển động các phần thân của cơ thể hợp lý. Tốc độ chính là chìa khóa của các cú đấm trong boxing, điều này cũng giống như khi bắn một viên đạn, lực sát thương càng lớn khi viên đạn chuyển động với tốc độ càng nhanh, không liên quan đến khối lượng của viên đạn là bao nhiêu. Vì vậy, thay vì tập tạ như cách để có cú đấm mạnh thì hãy rèn luyện tốc độ đấm của mình như một chiến binh thần tốc nhất.
Các cách để gia tăng sức mạnh cho cú đấm của bạn: